Tây Bắc Du Xuân – Phần V : APACHAI – Cực Tây Tổ Quốc

Sáng dậy sớm khi mặt trời chưa ló dạng để đón mình minh nơi biên giới tổ quốc. Đúng là rượu ngon nên dù tối hôm trước xỉn quắc, sáng hôm sau vẫn thấy khoẻ và dậy sớm được. Cái tiết trời lành lạnh của núi đồi Tây Bắc thật dễ chịu. Từng mảng sương vẫn còn lưu luyến ôm lấy những sườn núi chênh chếch hay núi đồi vẫn còn ngái ngủ chưa muốn buôn lớp chăn sương khi tiết trời vẫn còn lạnh.

 

Một màu ửng vàng ở cuối chân trời báo hiệu một ngày nắng đẹp. Sau bữa sáng nhẹ, chúng tôi di chuyển về nơi xuất phát để leo núi, đặt chân đến cột mốc biên giới Việt-Lào-Trung, nơi mà tiếng gáy con gà đánh thức cả ba nước. Đướng dẫn đến chân núi gấp khúc và dốc liên tục, những chiếc xe yếu khó mà lên được. Tôi cho xe chạy ở số cao, nghe tiếng máy mà thấy tội cho chú xế. Thế rồi, hực hực hực, chú xế tôi ho vài tiếng rồi đứng im không chạy nữa. Đề- máy vẫn nỗ, vào số – vẫn cảm giác được, lên ga – vẫn ăn; nhưng xe vẫn đứng im một chỗ. Loay hoay một lúc vẫn không đoán được bệnh, tôi quyết định đi bộ chặng đường còn lại để nhập cùng đồng đội vì đã trễ- bỏ lại chú xế nằm chỏng chơ ven rừng sau khi được các anh bộ đội cam kết không mất đâu. Lòng lo lắng về chiếc xế và chiều về của mình đeo đẳng tôi trong suốt chặn đường lên núi, trong cái đầu óc mà kiến thức về xe cộ hạn hẹp ấy, tôi nghĩ ngay đến cảnh bể hộp số mà lòng cứ mãi day dứt về nó.

Chiều – nếu như lúc sáng lên núi tôi chậm rãi và trễ nhất đoàn – thì giờ tôi cố tranh thủ lao xuống thật nhanh để về với chiếc xế bị bỏ rơi. Nỗi lo ngày càng nặng, vì là ngày Tết nên các dịch vụ chuyên chở đều không làm việc, kể cả bác tài của đơn vị cũng đang dịp nghỉ phép dưới xuôi. Tôi phải nhờ anh bộ đội đi cùng điện hỏi tất cả những phương án khả thi để đưa chú xế về lại Mường Chà – nơi hi vọng tôi sẽ tìm ra một tiệm sửa xe mở cửa sớm. Quả thật trời cũng không phụ lòng người, may mắn sao có xe chở hàng vào lúc bấy giờ, thế là tôi được hỗ trợ kéo chiếc xế của tôi về đồn. Và may mắn hơn khi được chẩn đoán, căn bệnh của chú xế chỉ  là bị đứt sên giữa chừng; như vậy là tôi có thể sửa xe ngay tại biên giới này mà không cần phải đưa xe về đến Mường Chà như kế hoạch ban đầu. Kê hoạch mà tôi đã vạch ra 02 phương án: hoặc thuê được xe chở xế ra hoặc phải nhờ bạn đồng hành kéo cho chặn đường 20 km trong đêm tối nếu bắc buộc phải thế ( vì nếu không ra kịp Mường Chà trong đêm, đoàn chúng tôi sẽ trễ xe tại Điện Biên vào ngày hôm sau, đó là chưa tính đường về Điện Biên có thuận lợi như lúc đi vào hay không). Thật sự lo lắng, vì thế mà khi nghe chẩn đoán căn bệnh chú xế- tôi như trút được tấm đá nặng trong lồng ngực, thở phào nhẹ nhỏm. Tuy nhiên, ở gần biên giới không tìm đâu ra dây xích cho loại xe Suzzuki của tôi, trán bác sửa xe cùng các anh bộ đội cứ nhíu lại rồi giãn ra. Tôi cùng thấp thỏm theo từng lời trao đổi. Cuối cùng tôi quyết định thử đánh liều với chiếc xích của xe win – loại xe dân nơi đây thường dùng nên có sẵn hàng thay, Vì xích xe win dài hơn nên buộc phải cắt đi hai đốt để có thể vừa với chú xế của tôi. May mắn, việc độ xích cũng thành công, bởi sau đó nó cũng tôi vượt lại những đoạn đường gập ghềnh trở lại Điện Biên an toàn.

Đó là chuyện buổi chiều, còn lúc này,  có nghĩ đến, lo lắng mấy cũng không làm được gì, tôi quyết định để dành lại sự day dứt đó khi về giải quyểt,  thẳng tiến nhập cùng đoàn tại chân núi, nhìn lại xung quanh cảnh vật của núi rừng Tây Bắc hiện ra hùng vĩ dưới cái nắng sớm tôn lên những đường nét uốn lượn khá bắt mắt.

 

Hôm nay các chú xế được nghỉ ngơi nơi chân núi, chúng tôi sẽ đến điểm đích của cuộc hành trình bằng việc trekking lên núi. Đoạn đường đầu tiên chúng tôi phải trải qua đó là một con dốc thẳng và dài, phơi mình dưới ánh nắng chói chang, những ngọn lau và cây bụi hai bên không đủ độ cao để góp ít bóng râm cho cuộc hành trình. Sáng vì trời lạnh nên chúng tôi trang bị hai ba lớp quần áo – khi đi được 1/3 con dốc, mồ hôi đã ra ướt đẩm nóng bức khó chịu trước con mắt oi nồng của ông mặt trời. Những nam thanh nữ tú lần lượt tháo tung các lớp quần áo giữ ấm để nhẹ nhàng thoái mái hơn cho việc leo núi. Ấy thế mà cũng bở cả hơi tai khi bước lên cái triền dốc dài ngoằn ấy.

 

Khi đã chạm chân vào bóng râm của rừng già, tôi mới có dịp nghỉ ngơi và cảm nhận đầy đủ nét đẹp của núi rừng Tây Bắc. Bây giờ đã lên cao hơn, phóng tầm mắt ra xa, những biển mây trắng vẫn chưa kịp tan hết, quấn quýt ôm những sườn núi, mong mênh, thi vị. Chỉ ước được nhảy xuống đắm mình trong mặt biển trắng tinh ấy. May mắn cho chúng tôi, đấy là một trong những ngày hiếm hoi ở khu vực này mây về giăng ngang lưng núi như thế! Đưa ống kính, kéo lại gần để ghi vào cảnh đẹp ấy, chỉ tiếc rằng mình không ghi hết được vẻ đẹp của thiên nhiên.

 

Chúng tôi tiếp tục một đoạn xuống dốc trong rừng già để cân bằng sức chịu đựng của những đôi chân, và dừng nghỉ ngơi noi con suối róc rách leo lõi giữa hai sườn núi. Dòng nước thiên nhiên trong vắt và mát lạnh. Tôi uống liền vài hơi mà cảm thấy như được hoà quyện với núi đồi, cảm giác mát lạnh theo luồn nước uống lan toả vào cơ thể, thật sảng khoái khiến tôi hầu như hồi phục hoàn toàn thể lực cho chặng đường kế tiếp.

Sau khi đã tiếp tế đầy cho những chiếc chai cạn kiệt nước vì chặn đường trước, chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình trên những triền đồi khác, nhưng lần này phía trên chúng tôi là những tán lá mát rượi của rừng già, vì vậy mà tôi hầu như không thấy mệt mỏi, có đủ thời gian và không gian để cảm nhận những cảnh vật xung quanh. Những tán lá rầm rì, lâu lâu khẻ chao đảo để lọt những tia nắng nhỏ bé hắt xuống tinh nghịch đùa giỡn. Tôi cảm nhận được vị ẩm ướt của không khí, quyện vói những mùi âm ẩm, nồng nồng, ngai ngái của các thân cây trong rừng và các lớp lá khô mục ruỗng dưới chân.

Đối với tôi, những lúc như thế này – được trải mình cùng với thiên nhiên , nghe nhịp sống thiên nhiên tác động đến từng thớt thịt và giác quan của mình –thật là một điều tuyệt diệu. Nó xua tan đi những mỏi mệt âu lo hàng ngày mà cuộc sống phố thị đã nhét đầy vào đầu óc tôi. Đắm chìm với những nét hung vĩ của rừng già, và những vẻ đẹp nhỏ nhoi đơn sơ nơi ấy.

Những nụ chồi non óng ánh nội bật trên những tia nắng nhỏ nhoi len lõi.

Những cánh hoa rừng cũng thế….

 

Cả những thứ nhỏ nhặt nhất cũng lung linh tuyệt vời….

 

Và cả những cành cây khô trụi lá cũng tạo dáng trên nền trời xanh thẳm, ngạo nghễ, thách thức.

Đối với tôi là thế, nhưng với một số bạn trong đoàn, thì việc chồn chân leo lên những triền dốc của đồi núi không phải là việc quá dễ. Dốc cứ càng ngày càng dựng ngược, những đôi chân bắt đầu căng cứng lại. Đặc biệt là bạn nữ bị tai nạn hôm trước, với cái chân không đạt 100% sức khoẻ leo lên núi đúng là một cực hình. Thế nhưng ý chí và lòng quyết tâm đã chiến thắng. Nhích từng mét một, có những đoạn phải bò, níu rễ cây để lên. Mồ hôi chảy dài ướt đẩm lưng áo. Tôi quyết định ở lại cùng với các bạn ở tốp sau cùng, để cùng hỗ trợ nhau vượt qua những gian khó trên đường, để tất cả ước mong được chạm đến vùng đất thiêng liêng cực Tây của Tổ Quốc trong đoàn đều thành hiện thực.

Trải qua hết những trải nghiệm ấy, chúng tôi cũng đặt chân đến đích của cuộc hành trình. Cột mốc Apachai, cực tây của tổ quốc, nơi biên giời Việt –Lào-Trung gặp nhau, đường biên giới phân chia theo con nước chảy xuống từ đỉnh núi. Nơi mà đứng đây ta có thể cảm nhận mình là công dân của cả 03 nước.

Đứng tại đây, phóng tầm mắt ra xa hướng về 03 nước, cảm thấy mình thật to lớn, những ngọn núi nhấp nhô bao bọc dưới chân mình trải dài đến vô tận. Quá đẹp và quá đỗi tự hào!

 IMG_0877

Chúng tôi đứng lại và hát quốc ca- chào cờ trước cột mốc của tổ quốc. Cảm thấy thiêng liêng một dòng máu tự hào chảy qua người rần rần, nóng hổi.

APACHAI – Ta đã đến đây đầu xuân 2012

Kỷ niệm xuân 2012

Tây Bắc Du Xuân – Phần 1

Tây Bắc Du Xuân – Phần 2

Tây Bắc Du Xuân – Phần 3

Tây Bắc Du Xuân – Phần 4

Tây Bắc Du Xuân – Phần 5

Tây Bắc Du Xuân – Phần IV : Đồn Biên Phòng – Chén rượu dân quân.

Chúng tôi rời khỏi Điện Biên để về thị trấn Mường Nhé theo lịch đã định sẵn khi ông mặt trời đã khuất sau những dãy núi, màn đêm bắt đầu kéo nhau đến, trời chạng vạng và sập tối nhanh như vốn dĩ là điểm đặt trưng của vùng đồi núi. Đường đẹp và vắng nên tốc độ của đoàn xe khá lớn vì chúng tôi phải chinh phục thời gian khi còn trước mắt khoảng 60km nữa. Có những đoạn đường thẳng tắp, tôi liếc nhìn đồng hồ đo tốc độ mà giật mình với con số mà chưa bao giờ tôi chạm tới.  Con xế của tôi lại trở chứng, tắt ngủm đèn thế là tôi phải mò mẫm đi trong màn đêm với sự hậu thuẫn của chiếc đèn xe của bạn đồng hành phía trước và sau. Tốc độ vì thế cũng đâm ra chậm lại. Lo lắng là không thể tránh khỏi vì đường vắng tanh lại là con đường lạ chưa một lần đi qua, không đèn thế mà chiếc xe vẫn cán đích an toàn.

Về đến Mường Nhé trời trở lạnh, quay quần bên mâm cơm đặt sẵn do hai người nhập đoàn trễ lên đây trước bằng đường xe khách. Đi đã hai ngày, giờ chúng tôi mới có thời gian giao lưu cùng nhau, hỏi tên, tuổi và trêu đùa nhau thật nồng ấm. Hình như có một chút men vào ai nấy cũng dễ thương hơn thì phải. Đêm hôm ấy là đêm chúng tôi được ngủ ngon nhất trong cả hành trình với giường, nệm và chăn ấm.

Sáng hôm sau, trong lúc các phượt nữ lo nồi cháo cho bữa điểm tâm thì cánh đàn ông chúng tôi kiểm tra và đổ xăng cho những chú xế thân yêu. Chúng tôi xuất phát tiếp khi đồng hồ đã điểm 8h sáng nhưng cung đường vẫn còn chìm trong màn sương sáng. Xe chạy, sương tấp vào mặt! Lạnh. Hôm ấy là đoạn đường khó khăn nhất cho chúng tôi đi qua. Bắt đầu là những con dốc lên, quanh co lúc ẩn lúc hiện trong đám sương mù mùa đông; thế nhưng đó lại là cái thi vị mênh mông của những chuyến rong chơi trên xe hai bánh của chúng tôi, cảm nhận những giọt sương va vào mặt, thấm qua làn da và rùng mình khi những cơn gió ập đến. Rồi lại những khúc cua dốc xuống miên man đúng chất của Tây Bắc. Cảnh vật xung quanh cứ thế trôi qua với những triền đôi nhấp nhô uốn lượn, với những mái nhà ẩn hiển trong màn sương nằm cheo leo trên những sườn đồi nghiêng ngả, với những ánh mắt trẻ thơ to tròn lấm lem bụi đất nhìn đoàn xe đi qua với những cảm xúc chỉ có chúng mới có thể diễn tả được.

Thế rồi chúng tôi phải đối mặt với con đường khó khăn nhất, khi mặt trời lên cao và xua đi màn sương sớm, kéo những ngọn đồi và cung đường dậy khỏi cơn ngái ngủ mùa đông để lộ ra con đường đang sửa chữa. Những đoạn đường bị cày xới, lầy lội nắng lên tung bụi mịt mù. Vì là đường đang sửa nên tốc độ hạn chế, lại phải leo những con dốc thẳng đứng. Những chú xế mất trớn cứ gầm lên gắng gượng qua những đỉnh dốc cao để rồi vẫn phải kìm nén cái cảm giác sung sướng khi đổ dốc mà ko dám chạy mượt mà. Những đoạn cua cánh chỏ liên tiếp nối đuôi, tôi phải trả về số 2 và số 1 liên tục để vượt qua những đoạn đường ấy.

Đường hẹp dần, hoang vu dần, độ khó càng tăng lên. Cả đoàn ko còn bám nhau nữa mà đã tách ra từng nhóm chạy cách nhau khá xa. Nhóm đầu có tôi đang cố tìm mọi cách tăng tốc vì nhẩm tính trong đầu khả năng không kịp theo lịch trình vì cung đường xấu hơn dự kiến; bổng nhận được điện thoại từ nhóm cuối, tiếp tục một chiếc xe bị hỏng phải đứng lại dọc đường. Chúng tôi dừng chân chờ đợi, thời gian trôi qua vẫn không có tín hiệu tốt. Quyết định vòng xe lại, các bạn nữ xuống nghỉ ngơi ven đường; Các bạn nam lên xe quay lại vì để tiết kiệm xăng cho quãng đường khá vắng vẻ này chúng tôi không dám mạo hiểm quay lại hết. Trên đường quay lại cảm giác bất an càng tăng theo khoảng cách đi. Sao mà xa thế! Phải tầm hơn 20km quay lại chúng tôi mới thấy chiếc xế đang đứng trơ trơ trước nỗ lực của những thợ xe bất đặt dĩ. Những tay thợ bất đắt dĩ mới lại lao vào, nhìn ngó, xoay thử, làm tất cả những gì mà chúng tôi có thể nghĩ ra để cho chiếc xe nổ máy. Nó vẫn đứng im đấy, không nhúc nhíc, không cử động mặc cho cả đám người căng thẳng, lo lắng, lầm bầm rủa nó. Chúng tôi lo lắng thật sự, tháo banh chiếc xe mới cong ra chỉ để tìm ra hi vọng nào đó mà thật sự chúng tôi nghĩ đến phương án chờ một chiếc xe đò nào đó đi qua để quăng nó lên mà về. Nhưng cái cảnh có xe đò hay ko kể cả chúng tôi cũng không biết! Vì đi cả hơn buổi trời có thấy bóng dáng chiếc xe đò nào đâu. Nhưng có lẽ thấy cái cảnh những con người hi hục càng lúc càng vô vọng, trời cũng thương nên để chúng tôi phát hiện ra cái bệnh của nó. Chả biết tối hôm trước nó chu vô xó xỉnh nào mà để chuột cắn sợi dây điện đến gần đứt; đợi đến khi trải qua những ổ gà ổ voi lởm chởm thì tự mà bung ra; thế thì làm quái nào mà nó nỗ máy được. Giờ nghĩ lại thấy con chuột nào ấy cũng thâm thiệt!

Nhờ mẫu dây điện được nối lại, chúng tôi trở về chỗ các bạn nữ nghỉ chân, đã quá nữa buổi nên đành phải dùng bữa trưa với những gì còn mang theo nơi triền dốc giữa đường.  Những lúc mệt mỏi như thế, cầm ly café nóng mới được pha, nhấp vài ngụm trong cái thời tiết mát lạnh giữa núi đồi cũng âu cũng là cảm giác đáng nhớ ở một cuộc hành trình.

Chiều, chúng tôi cố gắng tăng tốc để về kịp Mường Chà trước khi trời tắt nắng. Con xế của tôi ngốn xăng nhiều nên kim xăng cứ giảm dần, mà cảnh vật hai bên đường không thấy lấy một ngôi nhà. Tôi cố bứt nhanh hi vọng là kịp để đến trạm xăng mà ko phải dẫn xe đi bộ, vì những bình xăng dự phòng mang theo đã chia sẽ hết. Khi bắt gặp những chiếc xe đi ngược chiều lại, và bên đường bắt đầu thưa thớt cuộc sống của người dân, tôi cảm thấy như nhấc đi một gánh nặng: ít ra ko phải dắt xe ngậm ngùi giữa rừng núi hoang vu. Chúng tôi đến thị xã Mường Chà khi chiếc kim xăng của tôi chạm đáy. May mắn thay ngay tại đầu thị xã đã có bán xăng. Tấp vào đổ xăng, lúc đó tôi mới có thời gian nhìn lại; ai nấy trong đoàn đều khoát lên mình một lớp bụi đỏ, bụi đất của Tây Bắc. Và cũng lúc đó tôi mới chợt nghĩ đến sự may mắn của đoàn : nếu như đi vào một ngày mưa gió như hôm trước đây thôi thì có lẽ giờ đấy chúng tôi vẫn phải còn ì ạch đẩy xe lên nhưng con dốc cao trơn trợt mà ko biết khi nào mới đến được đây. Ngồi nằm trải dài bên lề đường, tận hưởng cảm giác vui sướng khi biết rằng chặng đường phía trước rất đẹp và chỉ còn tầm 20km nữa.

Sau một lúc nghỉ ngơi vội vã, mua một ít rau xanh; chúng tôi lại vội vã đi vào đồn biên phòng khi màn đêm bắt đầu buông xuống kéo theo cái lành lạnh của núi đồi. Bây giờ thì con xế của tôi đã thật sự biểu tình với chiếc đèn soi đường. Cố găng chộp lấy cái ánh sáng chạng vạng tôi cố chạy thật nhanh; nhưng cũng chỉ đi được khoảng 2/3 đoạn đường, phần còn lại tôi lại mày mò trong đêm tối với chiếc đèn pin dẫn lối loạng choang, lắc lư.

Cũng con đường này tôi lại một lần nữa mò mẫm trong đêm tối khi trở ra lại thị trấn Mường Nhé. Tôi vẫn còn nhớ như in khi lao với tốc độ hơn 60km/h băng qua ổ gà loạn choạng tay lái; chưa kịp hoàng hồn thì ánh đèn xe phía sau bổng vụt tắt; mới vừa giảm ga chậm lại một chút thì chiếc xe phía trước đã băng băng lao vào màn đêm bỏ xe tôi lại lủi thủi đi trong đêm tối dày đặt. Vừa đi vừa lo lắng cho chiếc xe sau, tôi cố bám theo xe trước để thông báo cho đoàn nhưng lực bất tòng tâm; đường tối đen kịt, ko thể chạy nhanh nữa với ánh sáng của chiếc đèn pin nhập nhoạng; tôi để xe về tốc độ 20km/h chậm rãi mò mẫm những thước đường trong đêm. Cũng may, chiếc xe phía sau tôi chỉ tinh nghịch tắt đèn một đoạn rồi bắt kịp xe tôi với tràng cười khanh khách để tiếp tục soi đường cho tôi về đích an toàn.

Chúng tôi đến đồn biên phòng khá trễ, nhưng vì báo trước và cũng ngay dịp giao lưu quân dân trên ấy nên các anh vẫn chờ cơm chúng tôi bằng một bữa tiệc với khá hoành tráng, có rượu có thịt và có rau. Từng lời chúc mừng , từng câu hỏi thăm, từng ly rượu cụng cùng tiếng cười nói giao lưu ấm áp tình quân dân nơi biên giới tổ quốc. Rượu thơm và ngon; sau một ngày dài mệt mỏi,  gặp rươu ngon và những tay uống rượu cừ phách; chúng tôi cho phép mình được say một bữa. Say vì biết rằng tối nay ta đã an toàn.

Kỷ niệm xuân 2012

Tây Bắc Du Xuân – Phần 1

Tây Bắc Du Xuân – Phần 2

Tây Bắc Du Xuân – Phần 3

Tây Bắc Du Xuân – Phần 4

Tây Bắc Du Xuân – Phần 5

Tây Bắc Du Xuân – Phần III: Điện Biên_Ta đã đến đây.

Từ Sơn La chúng tôi vượt đèo Pha Đin – một trong tứ đại đỉnh đèo của miền Tây Bắc – để về Điện Biên. Hôm nay là một ngày trời đẹp, nắng ửng nhẹ đủ làm cho không khí trở nên dịu mát. Những chiếc xe chúng tôi miên man uốn lượn theo những vòng cua liên tiếp của ngọn đèo đã được xếp hạng. Lên dốc rồi lại xuống dốc; quẹo trái rồi lại quẹo phải. Mặt đường rất đẹp, nên chiếc xe lướt qua nhẹ nhàng, có những khúc cua liên tiếp, tôi cho xe đánh võng dạt cả hai bên đường, nghiêng về một bên; thế nhưng cảm giác vẫn an toàn chi lạ. Đồi núi Tây Bắc vẫn tiếp tục lướt qua hai bên với những ngọn đồi nhấp nhô lên xuống.

Không khí của vùng cao mát mẻ dễ chịu; một vài đoạn vẫn còn loáng thoáng sương giăng duy trì cái rét nhẹ đầu xuân của đất trời Tây Bắc. Tôi vi vu theo cảm nhận của riêng mình, với cảnh vật xung quanh, với núi non hùng vĩ, với những vạt nắng nhẹ rơi bên đường; với những áng sương lãng đãng giăng ngang; với màu sắc sặc sỡ của những bộ trang phục của người dân nơi đây; với những chú lợn ủn ỉn chạy rong, dạo chơi trong tiết trời se lạnh … Yêu biết bao nhiêu những khoảnh khắc như thế, những khoảnh khắc làm cho cuộc đời tôi thêm màu sắc, thêm thi vị; làm cho cuộc hành trình trở nên nhẹ nhàng, cuốn hút bước chân của những người phiêu lãng.

Cứ thế, chúng tôi nhẹ nhàng kết thúc đèo Pha Đin khi thời gian đã ngã về nữa cuối ngày. Dừng lại trạm xăng dưới chân đèo, tiếp nhiên liệu cho các chú xế cho chặn đường kế tiếp. Bữa trưa chúng tôi được dọn ra : bánh chưng, chả lụa, dưa chuột, xúc xích… cộng thêm chút cafe nấu vội, hương vị Tết giữa đường đơn sơ cuốn hút những cái bụng đói meo vì quá bữa. Khi đi thì không sao, lúc dừng lại, bao tử đã được nạp năng lượng thì cảm giác mệt mỏi lại kéo đến. Cái mệt, cái đuối của cả ngày hôm qua vất vả được dịp tung hoành; thêm cái thiếu ngủ của một đêm co ro vì lạnh; mọi người trở nên mệt mỏi. Chúng tôi quyết định nghĩ ngơi, chợp mắt một tí để phục hồi sức khỏe trong cái nắng dịu nhạt của trời chiều. Hàng xế cũng nhân cơ hội đấy nghỉ xả hơi sau một ngọn đèo vất vả.

Chúng tôi về đến thành phố Điện Biên khi mặt trời đã khuất sau đỉnh núi, hắt ánh sáng cuối ngày nhẹ nhàng lên thành phố. Không tính dừng lại ở đây; nhưng khi tượng đài Điện Biên ngay trước mặt, chúng tôi hò nhau chạy lên, dừng chân lại nơi mảnh đất anh hùng dẫu chỉ là những giây phút ngắn ngủi. Tượng đài chiến thắng Điện Biên trong cái nắng dịu nhạt cuối ngày trở nên long lanh, hùng vĩ.

Chúng tôi đã lên đây, thắp những nén hương tưởng niệm, vui đùa chụp ảnh. Với tôi; bất cứ khi nào cũng thế, khi có dịp leo lên những vị trí cao, tôi luôn thích thú nhìn ngắm cuộc sống phía dưới chân mình. Thành phố Điện Biên trong ráng chiều hiện ra buồn man mác. Những mái nhà tường vôi mái ngói khang trang, những con đường rộng mở, những cánh đồng bát ngát làm tiền cảnh cho những rặng núi vùng cao bắt đầu khoát chiếc áo sương mỏng về đêm. Lòng tôi chợt chùn xuống, không thể ngờ được rằng, nơi đây đã in dấu trong những trang lịch sử oai hùng thế giới. Ngày xưa, khi học về chiến thắng Điện Biên, tôi đã tự hào biết bao, mong muốn được một lần chứng kiến mảnh đất anh hùng này. Hôm nay, đứng đây, giữa đất trời Điện Biên, lịch sử hào hùng vang vọng lại, tiếng bom rơi, tiếng may bay gầm thét … tất cả như một thước phim chiếu chậm xuất hiện trong tôi trong một thoáng lặng.

Chúng tôi còn trở lại nơi đây thêm một lần nữa trong chiều về để thăm hầm Đờ Cát, đồi A1. Thời gian cho phép không được nhiều, nhưng như thế cũng đã đủ cho tôi, một người con miền Nam đất Việt, được đặt chân đến mảnh đất oai hùng, chứng thực chiến tích của cha ông một thời bom đạn. Thế đấy, Điện Biên ơi, ta đã đến đây!

Tây Bắc Du Xuân – Phần 3
Tây Bắc Du Xuân – Phần 4
Tây Bắc Du Xuân – Phần 5

Tây Bắc Du Xuân: Sơn La – Ấm áp tình người

 

Chúng tôi quyết định đi về Sơn La cho kịp lịch trình khi trời đã ngả về chiều. Bửa cơm trưa được ăn vào lúc xế chiều khiến bao người cảm thấy vô cùng ngon miệng. Tạm biệt Mộc Châu, đoàn xe tiếp tục lăn bánh trên những triền dốc thoai thoải, quanh co – đặt trưng của miền Tây Bắc. Theo kế hoạch chúng tôi sẽ dừng chân tại Thuần Châu – cách Sơn La tầm 20km, nhà một người quen trong đoàn. Điện thoại đã alo, cơm nước chuẩn bị sẵn, đoàn xe đều đều lăn bánh trong cái giá lạnh trời chiều của vùng núi cao Tây Bắc. Trời đã bớt mờ sương, tôi tăng tốc, chiếc xế đổ đèo nhẹ nhàng như lướt trên điệu nhạc du dương của núi đồi.  Vốn là dân trong Nam, lần đầu ra Bắc, lang thang trên những cung đường quanh co uốn khúc; không tránh khỏi những lúc lo âu vì cung đường lạ. Thế nhưng chiếc xe máy vẫn miệt mài đổ những con dốc gấp khúc với tốc độ 50km-60km/h. Thú thật là tôi chưa bao giờ đổ đèo với vận tốc như thế :D.

Đang bon bon trên đường bổng dưng cả đoàn phía trước như dừng lại, một chiếc xế trong đoàn biểu tình với chiếc bánh xẹp lép. Thay xăm, quyết định nhanh chóng. Nhưng ai thay? Cả đoàn ngơ ngác; tôi xắn tay áo, ngồi bệt xuống đất; loay hoay với kìm, cle…- bố ạ, từ trước tới giờ tôi có biết sửa xe là gì đâu – vậy mà loay hoay 1 tiếng đồng hồ với sự giúp sức của các thành viên khác, tôi và một đồng chí nữa cũng hoàn thành xong nhiệm vụ trong cái ánh sáng lúc được lúc mất của những chiếc đèn pin.

Đã quá trễ cho việc về Sơn La và tiến thêm 20km nữa với những con người phờ phạt vì mệt, lạnh và đói; chúng tôi quyến định điểm dừng chân sẽ ngay thành phố Sơn La; thất hẹn cùng gia đình người Thái đã chuẩn bị đón đoàn. Hành trình tiếp tục chặn đường còn lại, hình như ai cũng muốn về nghỉ ngơi sớm nên cả đoàn bắt đầu tăng tốc nhanh hơn. Màn đêm phủ chiếc chăn đen lên con đường trước mắt, chiếc đèn xe của tôi hắt lên những tia sáng vàng nhạt yếu ớt không đủ soi sáng cho con đường đi. Tôi nhanh chóng quyết định: bám theo chiếc xe phía trước. Bây giờ thì toàn bộ suy nghĩ của tôi bám chặt vào ngọn đèn xe trước để đi, không thể chậm lại được. Đoàn xe bắt đầu tách nhóm, tôi bám theo nhóm dẫn đầu băng băng trên con đường đen kịt; lâu lâu lại hắt lên những tia sáng dìu dịu của nhà dân hai bên đường. Gió đêm len qua chiếc khăn len, chui vào người. Lạnh. Đột nhiên chúng tôi nhận được tin từ nhóm phía sau; một xe của đoàn bị tai nạn trên đường. Một thoáng sững sờ, nhóm đầu chúng tôi quay lại; lo lắng; bất an. Tai nạn khiến cho một bạn gái trong đoàn bong gân chân tay được đưa vào nhà dân bên đường chăm sóc trong lúc các bạn nam loay hoay kiểm tra và sửa lại xe cộ. Sau một lúc được chườm đá, chúng tôi lại có thể tiếp tục lên đường để lại những nụ cười thiện cảm đầu xuân khi giải quyết êm đẹp vụ tai nạn.

Thành phố Sơn La đón chúng tôi vào đêm khuya lạnh; đường phố vắng bóng người. Đón đoàn chúng tôi cũng là dân nhà phượt mà một thành viên trong đoàn đã quen trên chuyến xuyên Việt trước. Đêm. Lạnh. Đói. Bát phở nóng nghi ngút khói càng tăng thêm vị đậm đà đầu lưỡi. Chúng tôi trở về nhà người bạn mới quen khi thời gian đã chuyển dần về ngày mới. Mười bảy con người chen chúc nhau tìm giấc ngủ phục hồi sức cho chặn đường tiếp theo ngày mai. Ngoài hiên gió vẫn lùa từng hồi lạnh buốt. Nhiệt độ cảng về đêm càng lạnh khiến cho những chiếc chăn mỏng cùng hơi nóng của 17 con người vẫn không đủ ấm. Bạn chủ nhà cũng chung số phận co ro bên chúng tôi trong tiết trời lạnh giá. Thời gian trôi và giấc ngủ cũng chập chờn kéo đến..

Sáng. Từ biệt chủ nhà – những tấm lòng hiếu khách, chúng tôi tiếp tục thẳng tiến thêm 20km cho bữa sáng đã được chuẩn bị từ tối hôm qua tại nhà sàn người dân tộc Thái. Đón chúng tôi là một bữa cổ thịnh soạn với những chén rượu ấm nồng được rót bởi cô gái chủ nhà xinh xắn. Vì những chén rượu nồng hay vì nét duyên của người con gái Thái mà các xế nhà chúng tôi cứ mãi bịn rịn không muốn dời chân. Mãi khi các ôm thúc giục liên tục, các chàng trai phố thị mới chịu rời đi. Tạm biệt ngôi nhà sàn đơn sơ, tạm biệt tấm lòng hiếu khách của gia chủ, tạm biệt chung rượu xuân vùng núi ngọt ngào; tạm biệt nét thanh xuân tươi trẻ của em gái mới quen; chúng tôi lại tiếp tục rong ruổi những cung đường đã định. Rời Sơn La, ấm áp tình người.

Kỷ niệm Tây Bắc – xuân 01/2012.

Tây Bắc Du Xuân – Phần 2
Tây Bắc Du Xuân – Phần 3
Tây Bắc Du Xuân – Phần 4
Tây Bắc Du Xuân – Phần 5

Tây Bắc Du Xuân : Mộc Châu, những cung đường đầy sương.

Chiếc phi cơ đỗ xuống sân bay Nội Bài lúc 3h45 phút sáng, giọng cô tiếp viên lảnh lót “nhiệt độ bên ngoài là 110C”. Bước xuống điểm hẹn tại bưu điện Hà Đông – rét run cầm cập – 4h30 phút sáng. Đoàn hẹn 5h00, co ro bên góc bưu điện, cái rét hoành hành dữ dội, mặc dù mình đã trang bị 02 lớp quần và 03 lớp áo. Vẫn không ăn thua. Chú tài xế Taxi hỏi mình ái ngại “ anh xuống ở đây àh?”. Chưa bao giờ mà mình lại mong thời gian trôi qua nhanh đến thế. Kim đồng hồ chỉ quá 5h00, vẫn chưa có mống nào tới. Lạnh. Mình lang thang tìm quán cóc ven đường bổ sung tô miến ngang nóng hổi cho ấm bụng. Ngồi xoa tay, húp từng muỗng nước lèo trong cái rét buốt cũng hay ra phết. Ngày xuất phát không được suông sẻ, một chiếc xe trong đoàn tự nhiên trở chứng chạy được một đoạn lại “tạch tạch tạch” đứng im biểu tình. Sáng mồng 03 Tết, đập cửa các tiệm sửa xe bảo họ dậy khai trương :D. Cuối cùng chiếc xe cũng phải phục tùng sau khi qua hai tiệm sửa chữa. Đường lên Mộc Châu quanh co uốn lượn, bắt đầu cho một kỳ phiêu lưu đáng nhớ!

1

Tây Bắc đã quyến rũ tôi qua từng tấm hình trên mạng. Hôm nay, được đi giữa núi đồi Tây Bắc, lòng rộn ràng một nỗi háo hức. Chiếc xe lăn bánh trên những cung đường luồn trong những đồi núi nhấp nhô. Trời vẫn lạnh, vẫn rét nhưng vẫn không làm nao lòng kẻ lãng tử thích phiêu bồng, lang bạt.

Lần đầu đến Tây Bắc, lần đầu được mục thị cơm Lam, thứ cơm được nấu trong ống tre, chỉ việc tách vỏ tre ra là có miếng cơm thơm phức. Làm ống cơm Lam chấm muối vừng giữa trời Tây Bắc, lòng khoan khoái chi lạ. Không biết các anh em cùng đoàn có cảm giác như thế nào, nhưng với tôi, đó quả là một sự khởi đầu đầy mê hoặc. Những ống tre xanh tươi, quyện trong khói bếp mờ ảo, ánh lửa le lói. Tôi vội chụp cho mình một kỷ niêm về món ăn đã trở thành thương hiệu này, giữa gian chòi tạm bợ chứ không ở trong những nhà hàng sang trọng đèn đuốc lập lòe, thế mới là chất cơm Lam, giản dị như chính người dân Tây Bắc.

2

Chuyến du xuân của tôi bắt đầu trong những chặn đường ẩm ướt sương mù. Sương dày đặt mặc dù giữa trưa nắng. Tôi phải hạ ga xuống, chạy chầm chận xuyên qua màn sương ướt lạnh. Không nhìn thấy xe phía trước và phía sau mình, tôi lò mò theo vạch kẻ giữa đường mà tiến từng vòng xe một. Cứ thế, tôi lò mò trong tiết trời lạnh buốt, sương tấp vào mặt ướt đẩm. Những vòng xe lăn đều chậm rãi như đang phiêu linh trong cảnh tiên bồng với những đám mây trắng bồng bềnh những khi lên dốc. Và cũng những cảnh ấy lại cho tôi cảm giác như đi xuống vực sâu thăm thẳm trên những con dốc xuống. Xe vẫn cứ xuống dốc, phía trước mặt chỉ là màu trắng dày đặt của sương mù, xe đi như lao vào vực sâu không đáy. Thấp thỏm, thi vị và miên man… những cảm xúc đan xen lẫn lộn.

3

Sương mù khiến cho tốc độ di chuyển của đoàn chậm lại. Về đến Mộc Châu khi trời đã xế chiều. Chạy tìm cho mình những luống hoa cải còn sót lại. Nhưng đã trễ. Những cánh đồng hoa cải giờ chỉ còn lại những vạt đất xám xịt. Chợt bắt gặp trên bên đường một góc vườn trắng sáng hoa mận, cái thứ hoa cũng nỗi tiếng ở vùng Tây Bắc này. Những chiếc canon, nikon cùng dương lên; những cô cậu mẫu thùng thình trong đống quần áo đi mưa dày khủng khiếp cũng hí hởn làm dáng. Nhí nhảnh, hồn nhiên.

4

Tôi cũng vác chiếc máy ảnh trên vai, đắm chìm với vẻ đẹp đơn sơ của loài hoa này. Những cánh hoa trắng buốt, điểm thêm từng cộng nhụy vàng khẻ rùng mình theo những đợt gió chiều phủ đầy sương lạnh; khoe sắc đón chào mùa xuân mới. Chúng tôi không dừng lại để đến với những đồi chè xanh bạt ngàn hay thưởng thức vị sữa bò nỗi tiếng nơi đây. Mộc Châu – với đoàn chúng tôi – như một điểm dừng chân; đọng lại trong tôi cao nguyên này là những cung đường đầy sương huyền ảo; là những cánh hoa mận trắng xinh xinh rung rinh trong gió chiều lạnh giá.

5

Kỷ niệm Xuân Tây Bắc 01/2012

Tây Bắc Du Xuân – Phần 1

Tây Bắc Du Xuân – Phần 2

Tây Bắc Du Xuân – Phần 3

Tây Bắc Du Xuân – Phần 4

Tây Bắc Du Xuân – Phần 5

Trekking the Annapurna Circuit

annapurna-circuit

 No Start Finish Transport
From Day Time To Day Time Type Cost
1 Day 1 SaiGon 25-Jan 18:55 Kuala Lumbur 25-Jan 21:50 Flight  $    80.00
2 Day2 Kuala Lumbur 26-Jan 17:35 Kathamandu 26-Jan 19:45 Flight  $  115.87
Arrival in Kathmandu at noon. Afternoon : prepare equipment, food. Get entrance permit also TIMS card at Tourism Information Board in Kathmandu.
3 Day3 Kathmandu – Ghermu (1130 m) – Car and Jeep (8-10hrs drive)
Rent a private car to Benshisahar then swicth to Jeep to Ghermu. 7 – 8 scenic drive through Prithivi high way
4 Day4 Ghermu – Dharapani (1900 m) Ghermu – Jagat – Chamche – Tal – Karte -Dharapani
Begins with the rocky trail following the Marsyandi Rivers steadily uphill to Tal at 1675m, the first village in the Manang district. We walk through a wide and flat valley, then the journey continues making up and down to Dharapani at 1890m.
5 Day5 Trek to Koto (2640 m) Dharapani – Bagarchap – Dannaqyu – Koto
There we find a stone entrance chorten typical of the Tibetan influenced villages from here northwards. We then visit the Bagarchhap at 2160m that offers the typical flat roofed stone houses of local Tibetans design although the village which is still in the transition Zone before the dry highlands. Before we reach to Danaque we walk through a pine forest and mani walls. With often rough and rocky, the trail climbs to Tyanja at 2360m, & then continues through forest, but near the river, to Kopar at 2590m.
6 Day6 Trek to Upper Pisang (3310 m)  Koto – Chame – Bhratang ¬- Dhukur Pokhari – Upper Pisang
As we reach the Chame, the headquarters of the Manang district, we are rewarded by the fine views of Annapurna II as you approach Chame & two small hot springs by the town. From there the trail joins to climb to Pisang, which sprawls between 3200m & 3300m. We continue through the drier upper part of the Manang district, cut off from the full effect of the monsoon by the Anapurna Range.
7 Day7 Trek to Manang (3500m). Upper Pisang – Ghyaru (3730m) – Ngawal (3680m) – Humde (3330m) – Bhraga – Manang
Leaving Pisang, we have an alternate trails north and south of the Marsyangdi River which meet up again at Mungji. The southern route by Hongde, with its airstrip, at 3325m involves less climbing than the northern route via Ghyaru. We pick the northern route though there are better views on the trail that follows the northern bank of the river. From Mungji, the trail continues past the picturesque but partially hidden village of Bhraga (3450m) to nearby Manang at 3500m.
8 Day8 Half day for Acclimatization –   Half day for Khangasar
Wake up late. Lazy morning, enjoy the atmoshere and good cake in peaceful town.
Depart at 2pm for Khangasar (about 3hrs on trail). Overnight in Khangasar.
9 Day9 Trek to Tilicho Lake Base Camp (4,150m)
Heading toward Tilicho lake. One to two hours after Khangasar we will find Tilicho Peak Hotel (4.070 m) where we have lunch. Tilicho Base Camp Hotel is a further three hour walk from there.
10 Day10 Trek to Tilicho Lake (4,920m) back to Tilicho Peak Hotel (4.070 m)
The lake is reached by walking three hours up from the Tilciho Base Camp Hotel in the morning then back to Tilicho Peak Hotel for over night. Snow leopards are around in this area but we are more likely to see blue sheep and yaks. Being at the lake can be cold as it can be very windy
11 Day11 Trek to Yak Kharka (4,110m)
From Tilicho Peak Hotel we trek directly to Yak Kharka via Old Khangasar.
12 Day12 Trek to Phedi or High camp (4600m)
The trail descends to cross the river at 4310m we then climb up to Phedi at 4420m. At High Camp on the elevation of 4600m, we can recently found some good Guesthouses built. Our overnight stay will be there.
13 Day13 Day 12: Trek to Muktinath (3710m) High Camp – Thorung La – Muktinak – Raipauwa
The journey from Phedi “foot of the hill” or at the foot to the 5416m Thorung La pass, begins the day. We then make the climb steeply that is regularly used and easy to follow. However, the problem may arise due to the altitude and snow. It often causes terrible problem to cross the pass if it is covered by snow. About four hours climb up to the pass marked by the chortens & prayer flags. As you reach the top, you are rewarded by the magnificent view from the top.
After the pas, we keep down hill to Muktinath. Arrive in Muktinak at noon, we keep wakling for another 30 minutes to Ranipauwa because Muktinath is expensive, a mess and not an endearing place to stay.
After lunch and short rest, we retrace our steps back up to Muktinath to visit the shrines. Muktinath is a pilgrimage centre for both Buddhists and Hindus, it is home to the Vishnu temple of Jiwala Mayi as well as several Buddhist monasteries. It is believed that all your sins are relieved when visiting this temple of Lord Vishnu. In an old temple you can find the natural spring and natural gas jets which produce the eternal flame of Muktinath, it is this combination of earth- water -fire that gives the area its particular religious significance.
14 Day14 Trek to Kagbeni (2.800 m) Ranipauwa – Jhong – Jharkot – Kagbeni
Instead of taking the main road out of Ranipauwa, we took a side-trip this morning to see a couple of villages on the other side of the Jhong valley. These villages are officially in the Kingdom of Mustang and only recently have expensive travel permits been waved. So contrary to the relative metropolitan pilgrimage bustle of Muktinath, the other towns in the Jhong valley retain their more quiet and less touristy demeanor.
We then head back across the farmland of the valley to Jharkot, with its red gompa prominent on its ridge. As part of the Tibetan/Upper Mustang influence, the people in this region follow some of the practices of the Bon.
As the trail down to the Kali Gandaki river, the jeep traffic kept to the left , head for Jomsom. We continue to the right which lead to our not-to-be-missed town of the whole AC, the verdant Kagbeni.
Kagbeni is the gateway to the restricted land (The Upper Mustang, an ancient kingdom) and remains a part of the Upper Mustang culture. It is large enough for hours of exploring, and exotic enough to make that exploring worthwhile.
15 Day15 Trek to Marpha (2.670 m) via Lupra (3.000 m) Kagbeni – Lupra – Jomson – Marpha
Leave Kagbeni, we trek along Kali Gandaki river lies within a rain shadow. Instead of heading straight to Jomsom, we took a sidetrip: left at Panga Khola and up its debris filled riverbed up to Lupra, a small village, one of the last places in the world that you can see the ancient Bonpo Religion in action.
After 2 hours detour, we back on the Kali Gandaki passed massive, twisted rock head to Jomson to. After lunch, we start out to Marpha, the Delightful Apple Capitol of Nepal J. The narrow street in village is very clean and bright with its white stone wall and swept pavement, according some trekker, Marpha is the cleanest village they’ve been in Nepal.
16 Day16 Drive to Ghorepani (2.850 m)
17 Day17 Trek Poonhil (3.190 m) and arround
Early morning, we strat ascent to Poonhill excussion one-hour climb. One can have the excellent views of 30 peaks of Himalayas and in spinning best views of Rhododendron flowers in its vicinity or in the trail in between Ghorepani – Ghandruk (The red one called ‘Lali Guras’ is the national flower of Nepal). Wander about rhododendronforest in afternoon.
18 Day18 Drive to Pokhara – Kathamandu
19 Day19 Kathamandu Kuala Lumbur Flight
Kuala Lumbur 16-Feb 17:00 SaiGon 16-Feb 18:05 Flight  $    80.00